Gợi ý giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2011

(Dân trí) - Các giáo viên thuộc tổ Địa lý của trang Hocmai.vn đưa ra hướng dẫn giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT sáng nay.

Gợi ý giải đề thi môn Địa lý tốt nghiệp THPT 2011 - 1
Thí sinh Hà Nội xem lại bài thi môn Địa lý: (Ảnh: Hương Thắm)
 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

CâuI.(3,0 điểm)

1. Hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng của nó đến thiên nhiên nước ta:

-           Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

-           Hướng gió: xuất phát từ cao áp Xibia tràn vào nước ta theo hướng Đông Bắc.

-           Tính chất: Lạnh và khô.

-           Phạm vi hoạt động: miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt nhất tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc. Khi di chuyển xuống phía nam gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã (vĩ độ 160B).

-           Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đên thiên nhiên nước ta: miền Bắc được chia thành mùa đông lạnh ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Vào nửa đầu mùa đông gió có tính chất khô và lạnh; sang nửa cuối mùa đông thì lại biến tính chuyển thành lạnh và có mưa phùn.

2.

a. Tỉ trọng khu vực I (nông – lâm – thủy sản) trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và 2009.

Đơn vị: %

Năm

2000

2009

Tổng số

100

100

Trong đó khu vực I

65,1

51,9

b. Giải thích sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước năm 2000 và 2009.

Sự thay đổi tỉ trọng của khu vực I trong cơ cấu lao động có việc làm cả nước giảm từ năm 2000 đến năm 2009. Lí do có sự thay đổi này là:

-       Chính sách đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đất nước: Tăng tỉ trọng khu vực II và III, giảm tỉ trọng khu vực I.

-       Xu hưởng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

-       Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

-       Hiện đại hóa nền kinh tế.

-              Phát triển kinh tế thị trường có định hướng XHCN.

Câu II. (2,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm

2005

2006

2007

2008

Nhà nước

25,1

22,4

20,0

18,5

Ngoài Nhà nước

31,2

33,4

35,4

37,1

Có vốn đầu tư nước ngoài

43,7

44,2

44,6

44,4

 

1. Vẽ biểu đồ: Miền.

-       Tên biểu đồ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu trị sản xuất công nghiệp ở nước ta phân theo thành phần kinh tế.

-       Có chú giải cho từng thành phần kinh tế.

2. Nhận xét.

-       Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta thay đổi từ trong các năm và có sự khác nhau giữa các thành phần kinh tế (dẫn chứng)

-       Trong nội bộ các thành phần kinh tế:

+ Chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng)

+ Khu vực Nhà nước chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm dần (dẫn chứng).

+ Khu vực ngoài nhà nước giữ dao động trong khoảng 30-40%. Và có xu hướng tăng dần (dẫn chứng).

Câu III. (3,0 điểm)

a. Các ngành của mỗi trung tâm công nghiệp sau: Biên Hòa, Vũng Tàu.

-       Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Biên Hòa: Cơ khí, hóa chất, xây dựng, dệt, thực phẩm, sản xuất giấy – xenlulo, điện tử.

-       Các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Vũng Tàu: Cơ khí, luyện kim đen, hóa chất, xây dựng, dệt, thực phẩm, nhiệt điện, đóng tàu.

b. Trong quá trình phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường bởi các lí do:

-    Đầu tư vốn, khoa học công nghệ nhằm khai thác tốt nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội làm  ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường..

-    Sự phát triển công nghiệp của vùng không tách rời xu thế mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài.

-    Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển: Đặc biệt chú ý tới giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khau thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ.

-    Các vấn đề xã hội khác.

2. Thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển cây chè ở Trung du miền núi Bắc Bộ

- Thế mạnh về tự nhiên:

+ Diện tích lớn (dẫn chứng)

+ Tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế và quốc gia láng giềng (dẫn chứng)

+ Địa hình đồi núi và trung du chiếm diện tích lớn (dẫn chứng) và có sự phân hóa đa dạng.

+ Đất đai: Đất feralit trên đá phiến, vôi, gơnai và các loại đá mẹ khác, đất phù sa ở dọc các thung lũng sông.

+ Khí hậu mạng đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Có hệ thống sông suối dày đặc, có nhiều sông lớn (dẫn chứng)

- Hiện trạng phát triển cây chè:

+ Diện tích  (dẫn chứng)

+ Phân bố (dẫn chứng)

+ Sản lượng chè cả năm (dẫn chứng)

+ Chất lượng tốt, đặc biệt có nhiều loại chè ngon và nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

+ Thị trường xuất khẩu: Hoa Kì, EU, Nhật Bản, Trung Quốc,...

+ Đây là loại sản phẩm có giá trị cho xuất khẩu và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Bên cạnh đó góp phần tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 

II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (2,0 điểm)

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

Thuận lợi:

-       Nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lại có sự phân hoá rõ rệt tạo điều kiện cho:

+     Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp...

+     Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ...thúc đẩy sự chuyển dịch mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi.

+     Mùa đông lạnh cho phép phát triển tập đoàn cây vụ đông nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

+     Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

-       Hạn chế: Tuy nhiên hàng năm nước ta vẫn chịu ảnh hưởng của rất nhiều thiên tai (lũ lụt, ngập úng, lũ quét, hạn hán...), sâu bệnh, dịch bệnh...

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng.

Thuận lợi:

-         Là khu vực đông dân cư nhất cả nước, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất cao.

-         Chất lượng nguồn lao động đứng hàng đầu cả nước và tập trung phần lớn ở các đô thị.

-         Cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất cả nước, mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường hàng không phát triển mạnh.

-         Cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ. Là nơi tập trung nhiều các làng nghề truyền thống, các trường đại học, viện nghiên cứu...

-         Cơ cơ cấu ngành kinh tế đa dạng và hiện đại.

Khó khăn, hạn chế.

-                   Dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số lên đến 1225 người/km2 (2006), gấp 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước.

-         Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Nguồn: Hocmai.vn