Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng

(Dân trí) - Hoàng đế không ngai Napoleon Bonaparte bị xử tử vào ngày 5/5/1821. Ngay hôm sau, ca giải phẫu tử thi được tiến hành dưới sự chứng kiến của nhiều người, trong đó có linh mục Ange Vignali. Và có vẻ chính ngài linh mục vui tính này đã nhanh tay “thó” mất “cậu nhỏ” của vị tướng lừng danh đem về làm… kỉ niệm.

“Cái ấy” của Napoleon

 

Bởi đến năm 1916, con cháu nhà Vignali rao bán bộ sưu tập “tuyệt tác Napoleon”, trong đó có 1 vật được quảng cáo là “của quý” của chính ông hoàng.

 

Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng - 1

 

Không ai có thể thẩm định hư thực sự việc thế nào, nhưng dù sao “nó” cũng nhận được 1 cái giá rất hời, và hiện thuộc sở hữu của 1 nhà nghiên cứu khoa tiết niệu người Mỹ. 

 

Bộ não của Einstein

 

Khi qua đời năm 1955, ước nguyện cống hiến toàn bộ thi thể cho khoa học của Albert Einstein đã không được thực hiện, bởi vợ con ông nhất quyết đòi đem xác đi hỏa táng. May mắn, bác sĩ giải phẫu Thomas Harvey lúc đó đã nhanh tay.. giấu nhẹm bộ não của nhà vật lý thiên tài đi và dự định sẽ báo lại cho gia đình biết sau khi “sự đã rồi”.

 

Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng - 2

 

30 năm sau, sự thật mới hé lộ. Tất nhiên con cháu Einstein không lấy gì làm giận, chẳng những thế họ còn cho phép chia nhỏ bộ não ra làm 240 mảnh nhỏ và đem tặng các viện khoa học trong khắp cả nước nhằm mục đích nghiên cứu.

 

Đến nay phần não lớn nhất được lưu giữ tại bệnh viện Princeton, còn thi hài Einstein hỏa táng và phát tro ở đâu, không ai ngoài những thành viên trong gia đình ông biết.

 

Chân trái của tướng Dan Sickles

 

Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng - 3

 
 

Tổng tư lệnh Daniel Sickles bị pháo đại bác “nẫng” mất chân trái trong trận Gettysburg. Theo lời truyền tụng, tướng Sickles khi ấy không chút nao núng, châm thêm điếu xì gà rồi lững thững cưỡi ngựa tiến về lều cứu thương. Chiếc chân trái bị cưa lìa, sau đó đích thân ông đã tặng nó cho Viện bảo tàng Y học quốc gia tại Washington, D.C. Thậm chí sau này, ông còn dùng nó như 1 vũ khí “cưa gái”: có quý cô nào không rung động trước minh chứng hùng hồn về lòng dũng cảm như thế?

 

Sau khi chết, tướng Sickles được mai táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, năm 1914.

 

Cánh tay của Thánh Francis Xavier

 

Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng - 4

 
 

Đầu thế kỷ 16, nhà truyền giáo Francis Xavier nhận chỉ của vua Bồ Đào Nha du hành tới các vùng đất châu Á để kết nạp càng nhiều tín đồ Thiên chúa giáo càng tốt. Sứ mệnh thành công tốt đẹp, để rồi sau khi qua đời vào năm 1522, ông đã được phong thánh. Tuy nhiên cũng chính vì quá nổi tiếng và được tôn sùng mà thi thể tháng Francis Xavier đã không được an nghỉ trọn vẹn. Suốt nhiều thập kỷ, hàng trăm lần mộ ông bị khai quật đào bới, còn xương cốt thì bị cắt xén thảm hại.

 

Đến nay, một nửa cánh tay trái của Thánh lưu lạc ở Cochin, Ấn Độ, trong khi nửa kia tít tắp mãi bên Malaysia. Cánh tay phải thì yên nghỉ ở Rome, chưa kể rất nhiều thành phố khác cũng tung hô họ có trong tay 1 bộ phận nào đấy thuộc lục phủ ngũ tạng của người.

 

 

 

Chiếc đầu lâu của Oliver Cromwell

 

Thi hài không trọn vẹn của những người nổi tiếng - 5

 
 

Số phận chiếc đầu của kẻ tiếm ngôi Oliver Cromwell là cả 1 chuỗi ngày lưu lạc. Tưởng được “an thân” sau vụ xử tử năm 1658, ai ngờ 2 năm sau, vương triều Anh phục quyền khăng khăng làm 1 điều rồ dại: khai quật thi hài Cromwell, xét xử lại, treo cổ và chôn qua quýt trong 1 khu mộ không tên.

 

Để làm gương cho những kẻ có âm mưu phản nghịch, đầu Cromwell được treo cao lên ngọn giáo trước quảng trường Westminster. Nó phơi sương dãi nắng ở đó suốt 20 năm ròng. Sau đó trôi dạt về 1 bảo tàng nhỏ bé chưa được bao lâu, năm 1814 chiếc đầu được người đàn ông tên Josiah Henry Wilkinson mua lại, mục đích chẳng gì khác ngoài việc mua vui cho các bữa tiệc phô trương của ông này.

 

Đến mãi năm 1960, chiếc đầu lâu mới kết thúc cuộc hành trình tại 1 nhà thờ nhỏ ở Cambridge.

 

Hải Minh

Sưu tầm