TP.HCM:

Vụ thi hành án kiểu "kì lạ": Sai phạm khi kê biên bán tài sản hợp pháp của doanh nghiệp?

(Dân trí) - Pháp luật Việt Nam luôn xác định quyền sở hữu tài sản là vấn đề hết sức quan trọng, luôn được tôn trọng và bảo vệ. Tuy nhiên, trong vụ thi thành án kiểu "kì lạ" đối với Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam đang có dấu hiệu bị xâm phạm nghiêm trọng.

Kê biên, bán đấu giá tài sản trái pháp luật

cty-1476612927274

Nhà xưởng trên diện tích đất hơn 4.700m2 được Cty Đông Nam Việt Nam thuê hợp pháp những vẫn bị kê biên cưỡng chế, dồn vào đường cùng.

Liên quan việc cưỡng chế đối với bên thuê nhà xưởng là Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam (DN 100% vốn nước ngoài với hàng trăm công nhân ở Xuân Thới Đông, Hóc Môn) nhằm phục vụ thi hành án đối với DN khác, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu ý kiến về việc Công ty Cổ phần Trung Nam (đóng tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) khiếu nại Cục thị hành án dân sự TP.HCM kê biên, bán tài sản trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp (DN).

Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, quyền sở hữu nhà xưởng và 4.700 m2 đất tại huyện Hóc Môn là tài sản hợp pháp của Công ty Cổ phần Trung Nam (không có nghĩa vụ phải thi hành án) nhưng cơ quan thi hành án dân sự lại kê biên, bán đấu giá là sai về chủ thể, đối tượng thi hành án. Thời gian quan các cơ quan Trung ương đã chỉ đạo giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của DN.

Cũng theo văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên quan đến khiếu nại của DN, Viện KSND Tối cao đã yêu cầu Cục thi hành án dân sự TP.HCM cung cấp hồ sơ thi hành án để kiểm sát theo thẩm quyền, nhằm đánh giá, tìm ra nguyên nhân của việc thi hành án kéo dài cũng như xác định căn cứ giải quyết khiếu nại. Viện KSND Tối cao đã có kết luận chỉ ra nhiều sau phạm của cơ quan thi hành án dân sự TP.HCM.

Vụ thi hành án kiểu "kì lạ": Sai phạm khi kê biên bán tài sản hợp pháp của doanh nghiệp? - 2
Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu ý kiến về việc Công ty Cổ phần Trung Nam khiếu nại Cục thị hành án dân sự TP.HCM kê biên, bán tài sản trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến các hoạt động của DN.
Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu ý kiến về việc Công ty Cổ phần Trung Nam khiếu nại Cục thị hành án dân sự TP.HCM kê biên, bán tài sản trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến các hoạt động của DN.

"Trong vụ việc này, cơ quan thi hành án dân sự vừa quyết định kê biên tài sản là quyền sử đất (trong khi người bị kê biên là Công ty Trung Nam I không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là trái quy định của nghị định 164/2004); vừa quyết định cho rằng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa Công ty Trung Nam I và Công ty Cổ phần Trung Nam là không có hiệu lực (quyết định thay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền); vừa quyết định việc thuê đất giữa Công ty Đông Nam Việt Nam với Công ty Cổ phần Trung Nam là không hợp pháp - đây là nhưng hành vi vượt quá thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự. Việc nhận thức của chấp hành viên đối với quy định của pháp luật còn hạn chế dẫn đến áp dụng pháp luật không chính xác, không đúng nguyên tắc pháp chế. Với những vi phạm nêu trên, về nguyên tắc thì việc kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất trong vụ việc này phải hủy bỏ theo quy định của pháp luật", văn bản gửi đến Thủ tướng Chính phủ của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nêu rõ.

DN mòn mỏi chờ công lý!

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có văn bản giao các cơ quan liên quan làm rõ vụ thi hành án dân sự khiến doanh nghiệp bức xúc.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã có văn bản giao các cơ quan liên quan làm rõ vụ thi hành án dân sự khiến doanh nghiệp bức xúc.

Theo hồ sơ vụ việc, năm 2004, Công ty Trung Nam I chuyển nhượng nhà xưởng và quyền sử dụng đất trên cho Công ty cổ phần Trung Nam. Việc chuyển nhượng này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn hướng dẫn thủ tục pháp lý và được UBND TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.

Về việc này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản khẳng định rõ việc chuyển nhượng tài sản trên là hợp pháp, đúng quy định Luật đất đai.

Năm 2007, Công ty cổ phần Trung Nam ký hợp đồng (được chứng thực tại cơ quan công chứng) cho Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) thuê lại nhà xưởng để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Như vậy, Công ty TNHH Đông Nam Việt Nam có quyền sử dụng hợp pháp tài sản trên. Tuy nhiên, năm 2008, Cơ quan thi hành án dân sự thành TP.HCM lại ra Quyết định kê biên, bán đấu giá nhà xưởng và quyền sử dụng đất

Công ty cổ phần Trung Nam đã liên tục khiếu nại, kiến nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi, hủy bỏ Quyết định kê biên trái pháp luật, khôi phục quyền về tài sản … nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.

Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại của doanh nghiệp, ngày 31/10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có Công văn số 282- PCĐ/UBKTTW trong đó xác định cơ quan Thi hành án dân sự TP.HCM cố ý làm trái, kê biên, bán đấu giá nhà xưởng và quyền sử dụng đất hợp pháp của Công ty cổ phần Trung Nam trong khi công ty này không có nghĩa vụ liên quan đến thi hành án, trái với Kết luận của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đầu tháng 11/2016, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Thị Dung đã giao Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND TP chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và có hướng xử lý triệt để vấn đề nhằm tránh ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của thành phố cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đông Nam - Việt Nam.

Một vụ thi hành án nhiều nhiều uẩn khúc và hàng loạt cơ quan từ Trung ương đến địa phương có văn bản chỉ đạo nhưng đến nay sự việc vẫn "giậm chân tại chỗ" khiến dư luận không khỏi "băn khoăn" đặt câu hỏi, tại sao chấp hành viên lại phớt lờ chỉ đạo của cấp trên, cố “ép” DN như vậy?

Báo Dân trí tiếp tục thông tin vụ việc.

Trung Kiên