Bài 44:

Vụ 146 Quán Thánh: Cuốn sổ đỏ mờ ám bị “lật tẩy”, ai phải chịu trách nhiệm?

(Dân trí) - Thanh tra TP Hà Nội đã chính thức kết luận vụ 146 Quán Thánh, khẳng định đường cống thoát nước chung bị tắc dưới nền nhà số 5 Đặng Dung. Hàng loạt sai phạm phát lộ, đặc biệt là sai phạm cấp sổ đỏ đè lên cả phần diện tích đất chung cho nhà số 5 Đặng Dung. Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Vụ 146 Quán Thánh: Lật tẩy mờ ám trong việc cấp sổ đỏ, người dân phản đối xây cống mới

Như Dân trí đã đưa tin, liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ và cấp Giấy phép xây dựng cho nhà số 5 Đặng Dung, qua quá trình thanh tra, ngày 30/11/2015, Thanh tra thành phố Hà Nội đã có Kết luận thanh tra số: 2901/KL-TTTP-P6 trong đó xác định rõ sai phạm trong việc cấp GCNQSDĐ và việc xây dựng căn nhà số 5 Đặng Dung có 3 tầng nhà xây trái phép.

Theo tài liệu PV Dân trí thu thập, cuốn sổ đỏ được cấp đè lên diện tích đất chung được UBND quận Ba Đình cấp ngày 8/10/2007 do ông Bùi Văn Thông - Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình ký.

Vậy trách nhiệm trong việc cấp GCNQSDĐ sai phạm theo quy định của pháp luật thuộc về ai? Những cá nhân, tổ chức vi phạm trong việc để nhà số 5 Đặng Dung xây dựng trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với Luật sư Phan Thị Lam Hồng - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Hà Nội dưới góc độ pháp lý để làm rõ hơn về vấn đề này.


Sai phạm đã được két luận khi sổ đỏ cấp đè lên đường cống cũ, các hộ dân tại 146 Quán Thánh phản đối xây đường cống mới.

Sai phạm đã được két luận khi sổ đỏ cấp đè lên đường cống cũ, các hộ dân tại 146 Quán Thánh phản đối xây đường cống mới.

Thưa luật sư, theo nội dung kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội thì việc cấp GCNQSDĐ (sổ đỏ) đã có sai phạm kể từ khi Công ty kinh doanh nhà số 1 ký hợp đồng thuê nhà với ông Lê Ngọc Đăng (chủ sử dụng nhà trước ông Minh) dẫn đến việc cấp đổi GCNQSDĐ cho ông Minh cũng bị sai. Vậy cơ quan, tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc cấp cuốn “sổ đỏ” trái pháp luật này?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo nội dung bản Kết luận của thanh tra thì: “Gia đình ông Lê Ngọc Đăng xây dựng nhà trên diện tích đất sử dụng chung phía dưới có cống thoát nước chung của biển số nhà chảy qua nhưng Công ty kinh doanh nhà số 1 lại đưa vào ký hợp đồng cho thuê nhà và sau này, khi ký hợp đồng bán nhà đã không tiến hành kiểm tra hồ sơ quản lý, không kiểm tra hiện trạng, do đó, không xác định có đường thoát nước chung của biển số nhà chảy qua, dẫn đến việc UBND quận Ba Đình cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bà Đỗ Thị Thanh Xuân, chồng là ông Lê Ngọc Đăng (sau đó cấp đổi cho bà Dương Thị Thuỷ và ông Nguyễn Xuân Minh), không ghi hạn chế quyền sử dụng đối với phần diện tích đất có cống thoát nước chung của toàn biển số nhà 146 Quán Thánh chảy qua…”.

Thăm dò ý kiến Để giải cứu hơn 10 hộ dân số nhà 146 Quán Thánh khỏi cảnh bị nước thải “bức tử”, ý kiến của bạn là gì?
1. Khôi phục đường cống cũ bị tắc bởi bê tông, giẻ rách dưới nền nhà số 5 Đặng Dung 2. Xây đường cống mới bằng ngân sách theo chủ trương của Chủ tịch UBND quận Ba Đình
Vụ 146 Quán Thánh: Cuốn sổ đỏ mờ ám bị “lật tẩy”, ai phải chịu trách nhiệm? - 2
Vụ 146 Quán Thánh: Cuốn sổ đỏ mờ ám bị “lật tẩy”, ai phải chịu trách nhiệm? - 3

Như vậy, trách nhiệm đối với việc cấp sổ đỏ thuộc về Công ty kinh doanh nhà số 1 (nay là Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội) và UBND quận Ba Đình, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trách nhiệm của Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội:

Căn cứ theo Quyết định số 1580/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội ngày 06/8/1994 quyết định về việc thành lập Công ty kinh doanh nhà số 1 và các văn bản có liên quan thì một trong số các nhiệm vụ của Công ty kinh doanh nhà số 1 là: Tiếp nhận quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan tự quản chuyển giao sang ngành nhà đất quản lý để bán hoặc ký hợp đồng cho thuê nhà ở cho các cán bộ; Giải quyết các yêu cầu của các hộ thuê nhà ở (sang tên, chuyển đổi, chuyển nhượng)…

Việc Công ty kinh doanh nhà số 1 không tiến hành kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hiện trạng dẫn đến việc cho thuê nhà ở với diện tích chồng lên đường thoát nước chung của số nhà là công ty đã không thực hiện đúng chức năng quản lý của mình.

Vụ 146 Quán Thánh: Cuốn sổ đỏ mờ ám bị “lật tẩy”, ai phải chịu trách nhiệm? - 2
Vụ 146 Quán Thánh: Cuốn sổ đỏ mờ ám bị “lật tẩy”, ai phải chịu trách nhiệm? - 3

Thanh tra TP Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt ai phạm mờ ám trong việc cấp sổ đỏ và trật tự xây dựng tại nhà số 5 Đặng Dung dẫn đến vụ việc lù xum 146 Quán Thánh.

Thanh tra TP Hà Nội đã chỉ ra hàng loạt ai phạm mờ ám trong việc cấp sổ đỏ và trật tự xây dựng tại nhà số 5 Đặng Dung dẫn đến vụ việc lù xum 146 Quán Thánh.

Hiện nay, Công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Do đó, căn cứ trên kết quả xác minh sai phạm của từng cá nhân trong Công ty tại thời điểm ký kết hợp đồng thuê nhà và bán nhà ở cho gia đình ông Đăng, đồng thời căn cứ trên nội quy, quy chế hoạt động của cơ quan và quy định pháp luật, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo quyết định của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi sai phạm tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả đã xảy ra. Bên cạnh đó, UBND thành phố Hà Nội sẽ xác định trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc để xảy ra các sai phạm để xử lý kỷ luật theo quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ hai, trách nhiệm của UBND quận Ba Đình:

UBND quận Ba Đình là cơ quan đã cấp các sổ đỏ cho gia đình ông Đăng, ông Minh. Theo quy định của pháp luật thì trách nhiệm của cán bộ, chuyên viên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Ba Đình là phải tiến hành thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa và lấy ý kiến về tình trạng sử dụng đất. Thông qua việc thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa và lấy ý kiến về tình trạng sử dụng đất sẽ phát hiện được việc sử dụng đất của người sử dụng đất đang có hồ sơ xin cấp sổ đỏ có phù hợp với quy hoạch và có vi phạm pháp luật hay không. Chính sự thiếu trách nhiệm trong việc xác minh thông tin của cán bộ, chuyên viên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã dẫn đến việc cấp sổ đỏ có sai phạm. Vì vậy, cán bộ, chuyên viên có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa đối với thửa đất trên trước khi cấp sổ đỏ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sai phạm của mình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật xử phạt vi phạm hành chính thì việc xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm quy định khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao được xác định như sau:

Điều 1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.


Cuốn sổ đỏ được cấp đè lên cả phần đất chung là đường cống nhà 146 Quán Thánh do Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình Bùi Văn Thông ký.

Cuốn sổ đỏ được cấp đè lên cả phần đất chung là đường cống nhà 146 Quán Thánh do Phó chủ tịch UBND quận Ba Đình Bùi Văn Thông ký.


Nhiều năm sau đó, ông Nguyễn Phong Cầm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho rằng không phải hỏi ý kiến người dân việc xây đường cống mới tại số nhà 146 Quán Thánh.

Nhiều năm sau đó, ông Nguyễn Phong Cầm - Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho rằng không phải hỏi ý kiến người dân việc xây đường cống mới tại số nhà 146 Quán Thánh.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”.

Như vậy, các cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm có thể bị xử lý kỷ luật với hình thức như sau:

Với viên chức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc (Nghị định 27/2012/NĐ-CP).

Với công chức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc (Nghị định 34/2011/NĐ-CP).

Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ, hành vi vi và hậu quả, những cá nhân trên có thể bị xử lý kỷ luật với các hình thức nêu trên, hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS) nếu thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội phạm này.

Cũng tại bản Kết luận, Thanh tra thành phố Hà Nội đã đề nghị điều chỉnh đối với GCNQSDĐ cấp trái pháp luật. Vậy đơn vị nào có trách nhiệm tiến hành việc điều chỉnh này và việc điều chỉnh phải thực hiện trong khoảng thời gian là bao lâu, thưa luật sư?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo như nội dung kết luận thì xuất phát từ sai sót trong quá trình ký kết hợp đồng cho thuê nhà dẫn đến sai sót trong việc cấp GCNQSDĐ sau này. Chính vì vậy Thanh tra thành phố đề nghị điều chỉnh sai sót trên GCNQSDĐ theo khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 chứ không đề nghị thu hồi GCNQSDĐ theo khoản 2 Điều 106.

Tại khoản 1 Điều 106 Luật đất đai năm 2013 quy định về việc đính chính GCNQSDĐ đã cấp như sau:

“Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận”.

Như vậy, theo quy định này thì UBND quận Ba Đình - cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ là cơ quan có thẩm quyền đính chính sai sót trên GCNQSDĐ đã cấp.

Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp được quy định tại khoản 1 Điều 86 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ như sau: “Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính.”.

Về thời gian để tiến hành thủ tục đính chính GCNQSDĐ: Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Quy định ban hành kèm Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội thì thời gian giải quyết đối với hồ sơ đính chính GCNQSDĐ là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật).

Trao đổi với PV Dân trí sáng 7/3, bà Trần Thị Oanh, đại diện cho các hộ dân số 146 Quán Thánh cho biết: "Kết luận sai phạm của Thanh tra TP Hà Nội đã được ban hành nhiều tháng nay nhưng đường cống cũ bị tắc dưới nền nhà số 5 Đặng Dung (trong phần đất sử dụng chung bị cấp sổ đỏ sai phạm) vẫn chưa được khơi thông. Đường cống mới mà UBND quận Ba Đình định "đánh úp" bị người dân kiên quyết phản đối vẫn đang "án binh bất động". Chúng tôi kiên quyết yêu cầu UBND TP Hà Nội, UBND quận Ba Đình phải xử lý nghiêm sai phạm và khơi thông đường cống cũ giải cứu hàng chục người dân chúng tôi khỏi cuộc sống ô nhiễm suốt nhiều năm trời".

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế