Sập một nhịp dẫn cầu Thanh Trì: Liệu kỹ thuật kém hay công trình bị rút ruột?

Thật là đau lòng! Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại công nghệ kỹ thuật của chúng ta đang còn yếu kém hay tai những công trình từ nhỏ đến lớn đều đã bị rút ruột? <B>Lê Văn Nam (19/4/2010 10:47:00 AM)</B>...

Anh Thư (19/4/2010 7:48:00 AM): Theo tôi thấy hiện tượng sập nhịp dẫn cầu này cực kỳ nghiêm trong mà đây mới đang trong quá trình thi công. Lại thêm một công trình tiền tỷ nữa không được bảo đảm, liệu có phải tiền của nhà nước tiếp tục bị tiêu tốn, bị rút ruột, tính mạng con người tiếp tục bị đe doạ. Trước đó cơ quan chức năng đã phát hiện hiện tượng lún. Thử hỏi khi cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng thì còn bao nhiêu hiểm họa nữa đang rình rập và sẽ xảy ra? Bao nhiêu tính mạng con người sẽ bị đe doa, nguy hiểm? Bao nhiêu tiền của nhà nước nữa sẽ bị tiêu tốn?

 

Tạ Anh Tuấn 18/4/2010 9:37:00 PM:  Sau khi xem ảnh chụp của phóng viên Dân trí về vụ sập dầm cầu đường dẫn cầu Thanh Trì. Tôi thật sự lo lắng và nghi ngờ về chất lượng toàn bộ hệ thống thanh dầm đường dẫn cầu Thanh Trì được các nhà thầu đưa vào thi công tại dự án này.

Theo như ảnh chụp của các phóng viên tại hiện trường có tới 4 thanh dầm bê tông cốt thép được lao qua 2 trụ cầu có khẩu độ 33 mét đột nhiên bị đổ sập và bị gãy làm đôi, làm ba. Theo tôi được biết dự án xây dựng đường dẫn cầu Thanh Trì là một trong dự án trọng điểm tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Vì vậy, để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng công trình. Qua báo điện tử Dân trí tôi đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án Thăng Long, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội sớm vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân sự cố, nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định về xây dựng đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.  

 

NamNguyen (19/4/2010 7:02:00 AM): Ba tôi là kĩ sư xây dựng, nhưng hiện tại ông đang nghỉ chờ hưu ở nhà. Ba tôi từng làm trong 1 tổng công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam, sau khi phát hiện rất nhiều công trình xây dựng cầu đường bị bớt nguyên vật liệu, và cái cách mà họ rút ruột công trình chắc chắn nhất là sắt thi công công trình đều bị làm nhỏ hơn thiết kế ban đầu...

Chỉ sau 1 thời gian ngắn khi công bố sự việc Ba tôi đã xin nghỉ chờ hưu, thật không còn lời nào để nói nên những bức xúc của cá nhân tôi và toàn thể những người dân Việt.

Đây chỉ là hậu quả của những việc làm được coi là “ăn cắp tiền của dân 1 cách hợp pháp”, nhưng thật sự sẽ không có cách nào khắc phục được khi các quan chức có địa vị cao trong xã hội vẫn còn tham tiền.

Có lẽ cây cầu này nên làm lại từ đầu, nếu 1 nhịp dẫn bị sập thì các nhịp dẫn khác chẳc cũng chẳng ra gì.

 

Dung  19/4/2010 1:43:00 AM:  Nếu cơ quan chức năng không vào làm rõ và xử nghiêm vấn đề này thì hậu quả về sau sẽ không chỉ dừng lại là sập 4 thanh dầm không, mà nó có thể là thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng vì phải sửa lại toàn bộ số dầm còn lại và cũng có thể ảnh hưởng rất lớn tới con người, tới nhịp độ giao thông. Bài học gân đây nhất của chúng ta là nứt cầu Thăng Long sau khi sử dụng được 3 tháng. Nếu không giám sát chặt chẽ hậu quả cũng có thể là tương tự và có thể nặng hơn nữa.

 

Lê Phương 18/4/2010 11:39:00 PM: Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giám sát đối với việc thi công cầu tránh tình trạng rút ruột công trình, chưa sử dụng đã sập, đã lún. Qua vụ việc này chứng tỏ chất lượng của công trình rất thấp, nguyên liệu làm có thể đã bị ăn bớt nên mới xảy ra tình trạng đó. Việc xây dựng cần đảm bảo đạt được chất lượng tốt chứ xây nhiều cầu mà cứ kém thì không nên xây vừa tốn kém ngân sách mà không phục vụ được.  

 

Nam18/4/2010 10:38:00 PM: Tôi thấy hoảng quá khi đọc tin này! mấy anh chị ở gần đó chắc sợ lắm nhỉ vì tưởng bị đổ cái gì, hay như 1 anh tưởng động đất ai ngờ cầu bị gió thổi gẫy. Công trình tầm cỡ quốc gia mà thế này thì chết! may mà chưa đưa vào sử dụng nên không có tai nạn về người. Gẫy như thế này lại lấy tiền làm lại được. 5700 tỉ chứ đâu phải ít, mà làm ăn thế này đây! Nước ta còn phải học Nhật Bản nhiều sau vụ cầu Cần Thơ. Nhân đây tôi cũng có chuyện này muốn kể. Ở chỗ tôi xây một cái cầu nhỏ, nhà nước đầu tư 12 triệu, xây xong rồi mấy chú thợ xây lão làng bảo là cái cầu này mà mấy chú làm thì chỉ hết 6-7 triệu. Tôi nghe không tin vì không phải là thợ xây. Mấy chú hoạch toán cho tôi mới thấy xây cầu lãi thật! thảm nào mấy chú thầu công trình toàn đi ôtô. Chính phủ ta phải kiểm tra chất lượng các cây cầu ngay thôi. Như đợt vừa rồi cây ATM ấy, phải làm sao cho người dân tin vào Đảng, nhà nước!

 

Mộc Lan 18/4/2010 10:33:00 PM: Chuyện cầu đang xây bị sập rồi cầu mới xây bị sập, đường mới làm bị nứt... không còn xa lạ gì với Việt Nam nữa vì những vụ việc đó thời gian gần đây liên tục được báo đài đưa tin. Chất lượng của những cây cầu, con đường thì phải xin hỏi các ban ngành chức năng, nhưng cứ xây cầu, làm đường kiểu này thì Việt Nam sẽ còn phải làm nhiều lắm mà tiền thì lấy đâu ra?

 

Vô danh 18/4/2010 10:05:00 PM: Bức xúc! Bao nhiêu công trình, cơ sở hạ tầng mới đưa vào sử dụng đã xuống cấp, còn cây cầu này thì chưa kịp sử dụng đã sụp đổ; toàn tiền tỷ rót vào nhưng chất lượng có tương xứng với số tiền đã bỏ ra? Bao nhiêu % đã bị cắt xén??? Chỉ tội cho những người làm ăn chân chính cứ phải nai lưng ra đóng thuế mà thôi! 

 

Tuấn Vinh 18/4/2010 10:00:00 PM: Thật khủng khiếp, giả sử nó chưa sập, tới lúc thông xe nó mới... sập thì thế nào nhỉ?. Vài năm trở lại đây việc xây dựng cầu của ta đạt tới trình độ “quốc tế” nên hay bị sập, nứt, lún... Nên chăng những công trình trọng điểm hãy chỉ định công ty nhà nước đủ năng lực, giám sát kỹ thuật chặt chẽ, nếu sai phạm mang người có trách nhiệm ra xử bắn vì can tội gián tiếp giết người và gây hậu quả nghiêm trọng. Chắc chắn các cây cầu sẽ tốt và bền như... ngày xưa.           

 

Lê Anh Đào 18/4/2010 6:50:00 PM:  Ở Việt Nam, hiện tượng như thế này không phải lần một, lần hai mà đã có quá nhiều vụ việc tượng tự xảy ra nhưng tại sao chúng ta không thể khắc phục. Lý do là gì? lần này may là nhịp cầu sập xuống trong lúc nghỉ trưa, chứ không thì hậu quả sẽ như thế nào và ai sẽ chịu trách nhiệm? và rồi những người vô tội phải hứng chịu hậu quả mà nực cười là không phải do mình gây ra, đúng là quýt làm cam chịu. Phải chăng pháp luật của chúng ta đã quá nương tay với những vụ việc như thế này, để nó ngày càng lấn tới.

Thực sự là một công dân Việt Nam, tôi rất bức xúc với những vấn đề như thế này... qua sự việc này tôi đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ vụ việc, và xử lý thật nghiêm minh. May là cầu còn sập lúc chưa xây dựng xong, chứ xây dựng xong rồi mà có phương tiện đang lưu thông thì hậu quả sẽ ra sao? 

 
Phạm Công Phin 18/4/2010 6:20:00 PM: Khi nghe sự cố sập nhịp dẫn Cầu Thanh Trì chúng tôi thật bàng hoàng và lo cho số phận cây cầu một phần nhưng lo gấp ngàn lần cho số phận người tham gia giao thông.

Nếu tôi nhớ không nhầm thì khi cây cầu Thanh Trì còn ở trong giai đoạn đổ trụ, người ta đã phát hiện nhà thầu ăn gian, cắt bớt cốt sắt, và nhà thầu Nhật Bản đã phải khắc phục bù lại. Không biết sự khắc phục đó có thực sự bảo đảm không (?). Bây giờ sự cố sập nhịp dẫn cầu Thanh Trì cũng liên quan đến liên doanh Nhà thầu Nhật Bản - Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long tôi lại liên hệ đến sự cố nhịp dẫn Cầu Cần Thơ mấy năm trước. Không hiểu liên doanh nhà thầu Nhật Bản - tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long đã rút ra được bài học gì cho các công trình khác trong đó có cầu Thanh Trì?