Từ hôm nay (1-9):

Phạt đến 1 triệu đồng nếu đốt hàng mã tại nơi công cộng

Theo Nghị định 75 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong hoạt động văn hóa - từ ngày hôm nay (1-9), việc đốt mã, hóa vàng tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử-văn hóa, và nơi công cộng khác có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Phạt đến 1 triệu đồng nếu đốt hàng mã tại nơi công cộng - 1
Việc đốt vàng, hóa mã đã gây lãng phí lớn!
 
Trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm quản lý công tác lễ hội của Thanh tra Bộ VH-TT-DL, đốt đồ hàng mã được nêu ra như vấn nạn xã hội. Việc đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường, cá biệt có nơi gây hỏa hoạn, khuyến khích mê tín dị đoan. Với quan niệm “trần sao, âm vậy” mỗi năm đã có tới hàng chục tỷ đồng tiền người dân mua sắm vằng mã đã bị đốt thành tro bụi.

Một số nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng: Nhiều người thành tâm khấn vái, đốt vàng mã, việc đó giải quyết được vấn đề tâm linh của họ và ta phải tôn trọng. Tuy nhiên xét trên góc độ kinh tế thì đã gây lãng phí lớn.

Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật

Phạt đến 1 triệu đồng nếu đốt hàng mã tại nơi công cộng - 2
"Trong giáo lý nhà Phật không hề nhắc đến việc đốt vàng mã"
giáo Việt Nam - Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội khẳng định: Trong giáo lý nhà Phật không hề nhắc đến việc đốt vàng mã. Việc làm trên là xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần thánh của người dân. Dù là thành tâm, dù là tín ngưỡng lâu năm nhưng đốt vàng mã ở nhà như thế nào thì mọi người nên cân nhắc và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến người khác. Chỉ nên là nghi thức có tính tượng trưng.

Để luật pháp đi vào cuộc sống là việc làm cần thiết nhưng cần có thời gian tuyên truyền để người dân nhận thức được vấn đề và có hành vi phù hợp truyền thống. Chính những địa phương, đơn vị, cá nhân quản lý di tích, văn hóa và cơ quan tổ chức lễ hội cần định hướng, tuyên truyền cho người dân về các nghi thức hành lễ phù hợp với dân gian.

(Theo ANTĐ)