Mắt sáng, lòng trong, bút sắc là đạo đức, lương tâm của người viết báo

(Dân trí) - “Nhân dịp đầu xuân Quý mùi 2003, Nhà báo Hữu Thọ nguyên TBT báo Nhân dân có lời chúc đầu năm với các Nhà báo vẻn vẹn 6 chữ: "Mắt sáng, lòng trong, bút sắc". Đã 8 năm trôi qua những lời căn dặn ấy của nhà báo lão thành cứ đọng mãi trong tôi”.

“Mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, 6 chữ gói gọn trong lời chúc đầu năm, phải chăng ông muốn nhắc nhở các đồng nghiệp và cả những người tham gia viết báo phải luôn luôn ghi nhớ trong đầu, nhất là khi tác nghiệp. Mắt sáng là đòi hỏi đầu tiên người viết báo phải có cái nhìn toàn diện, nhìn rõ, nhìn đúng sự việc, không được nhìn lệch, nhìn sai; Không được để cho những vật chất và những ham muốn tầm thường làm mờ mắt.
 
Và, nên nhớ nếu nhìn chưa rõ, chưa ra, chưa trực tiếp thấy chỉ nghe nói thôi thì không nên và đừng viết. Muốn viết một vấn đề gì đó, người viết phải đi, phải tận mắt nhìn thấy, trực tiếp nghe thấy rồi mới viết. Không được ngồi ở nhà, nghe kể rồi viết theo suy luận hoặc hư cấu thêm, không được viết theo cảm tính, thoát ly thực tế khách quan.
Mắt sáng, lòng trong, bút sắc là đạo đức, lương tâm của người viết báo - 1
Phóng viên tác nghiệp (Ảnh: Nguyễn Duy)

Lòng trong là lương tâm, đạo đức của người viết. Khi đã cập nhật đủ thông tin, người viết không bị vẩn đục bởi mặt trái của kinh tế thgị trường, chạy theo đồng tiền. Người viết phải có quan điểm rõ ràng, có chính kiến và rát cần sự trung thực, luôn vì cái chung, sự phát triển đi lên, đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân của dân tộc lên đầu trang viết. Người viét có dạo đức thì bài viết có hồn, vì cái chung để tuyên truyền hay phê phán, thậm chí lên án; Bài viết sẽ đọng mãi trong lòng đọc giả và tất yếu có tác dụng rất lớn, ngược lại sẽ phản tuyên truyền, bị đọc giả lên án.

Bút sắc thể hiện rõ tính chiến đấu và sức chiến đấu của bài viết. Người viết ngoài phản ảnh chính xác những sự vật, hiện tượng, phải luôn có chính kiến của mình, dám lên án, phê phán cái sai, cái tiêu cực, bảo vệ, ủng hộ cái đúng, đồng thời nêu được định hướng, mở ra lói đi mới cho người đọc, không được bẻ cong ngòi bút, cái đáng chê mình lại khen, lại bảo vệ và ngược lại. Khi ngòi bút đã bị ma lực đồng tiền bẻ cong, tính chiến đấu không còn, thì bài viết sẽ bị công chúng len án và lương tâm người viết luôn luôn bị cắn rứt, dằn vặt.

Mắt sáng, lòng trong, bút sắc là những điều kiện cần và đủ, là đạo đức, lương tâm, trách nhiệm đói với người viết báo, để bài viết và người viết luôn được công chúng hoan nghênh và tờ báo sẽ luôn có đông đảo bạn đọc, nhát là trong thời buỏi kinh tế thị trường hiện nay, mặt trái luôn rình rập và đã quật ngã không ít kẻ vì chạy theo, nô lệ của đồng tiền.

Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21/6, xin mạo muội vài dòng, mong các bạn viết lưu tâm, để ngày báo chí thêm vui và báo chí cách mạng ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn, góp phần quan trọng để xây dựng nước Việt Nam vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh”. Đưa Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội và để báo chí luôn là tiếng nói trung thành của Đảng và của nhân dân.

Phùng Văn Mùi