Hàng trăm doanh nghiệp khai thác đá Nghệ An kêu cứu:

Khó khăn khi thực hiện tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

(Dân trí) -Thời gian qua câu chuyện về việc thực hiện nghị định 203 năm 2013 của Chính phủ về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản luôn là đề tài được các doanh nghiệp và người huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xôn xao bàn tán.

Khó khăn khi thực hiện tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Đề xuất tháo gỡ vướng mắc của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quỳ Hợp gửi tới Văn phòng Quốc hội, Chính phủ và cơ cơ quan báo chí. 

Sau khi luật khoáng sản được ban hành năm 2010 thì năm 2013, Nghị định 203 của Chính phủ cũng được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/1/2014. Nghị định này quy định cụ thể về phương pháp tính và mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, để Nghị định 203 được thực hiện hiệu quả, khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành khai thác khoáng sản thì các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương cần phải tiếp tục giải quyết những bất cập khó khăn hiện nay từ thực tiễn hoạt động khoáng sản

Doanh nghiệp lo lắng bị… phá sản

Ông Nguyễn Trung Hải - Giám đốc Công ty cổ phần khoáng sản Trung Hải dẫn chúng tôi vào mỏ đá ốp lát đang khai thác tại xã Châu Quang (huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An), chỉ vào khối đá to bằng ngôi nhà một tầng đang được máy xẻ ra, ông Hải cho biết: “Công ty chúng tôi nhập thiết bị tiên tiến về khai thác, máy cắt đá này hoạt động đảm bảo không gây chấn động mạnh nên khối đá cũng không rạn vỡ được. Dù làm nhẹ nhàng là vậy, nhưng khi cắt ra mới biết trong khối đá này vẫn có những đoạn nứt nhỏ chạy dài từ trên xuống”.

Ông Hải đưa tay lên chỉ vào những đoạn nứt rồi nói tiếp: “Coi như là mất đi một khối đá đẹp. Ở đây có nhiều khối đá như thế, nhìn ngoài không có vấn đề gì nhưng khi cắt vào trong mới biết được đá không đảm bảo đủ độ trắng, đồ liền mạch, và nó bị nứt vỡ xem như hư hỏng hoàn toàn…”.

Các vách núi tại khu vực tây bắc xã Châu Quang được công nhân và máy móc Công ty Trung Hải bóc tách như bóc dần từng lớp vỏ cây măng. Có nhiều vách núi nhìn từ xa trắng màu nhơn nhởn nhưng lại gần mới thấy xám dần, có vách núi có màu đỏ mận như ai phết keo mật lên. Đối với nghề khai thác đá hoa trắng, những vách núi đó coi như bỏ đi, phải chuyển sang vách khác.
Khó khăn khi thực hiện tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Đề xuất này với mong muốn Chính phủ tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện Nghị định 203/2013/NĐ-CP về việc thực hiện trong khai thác đá tại Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An hiện nay.

Khu vực khai thác của Công ty Trung Hải đi vào hoạt động từ 4 năm nay có diện tích 23ha, được xác định có 28 triệu mét khối đá hoa trắng. Tuy nhiên sản lượng thu hồi chỉ đạt 7%, trong đó đá ốp lát hơn 2% và bột đá 5%, số còn lại là đá thải loại.

“Như chúng tôi đây khai thác mấy năm rồi nhưng rõ ràng đá trắng chỉ được có 2 đến 3 %, còn nữa là những sản phẩm khác, vậy mà vẫn đang sử dụng cách tính tiền cấp quyền trên giá thuế tài nguyên đá trắng như vậy thì có lẽ anh em doanh nghiệp ở Quỳ Hợp chúng tôi sẽ bị phá sản”, ông Hải phân trần.

Cũng theo ông Hải, nếu tính tiền cấp phép theo trữ lượng địa chất trên giấy phép là 100% đá hoa trắng thì Công ty của ông Hải phải nộp 200 tỷ đồng. Một số tiền quá lớn so với doanh thu và đầu tư của doanh nghiệp hiện nay khi khai thác đá chỉ được những khối đá chỉ đạt từ 7%.

Công ty đá Phủ Quỳ được xem là một trong những doanh nghiệp khai thác lớn nhất huyện Quỳ Hợp với hai mỏ đá hoa tại Thung Nậm và Thung Hẹo xã Châu Cường. Tại phân xưởng chế tác của Công ty này, máy móc cắt xe được đầu tư thuộc loại quy mô nhất huyện Quỳ Hợp. Thành phẩm là dãy dài những tấm đá cắt ra xếp ngay ngắn, tuy nhiên, có nhiều tấm nhìn gần lộ rõ vết rạn vỡ, không đạt độ trắng theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

Mỏ đá tại thung Xền Xén, xã Châu Lộc của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Quang Long qua 4 năm đào xới mới thu được 3% thành phẩm là đá hoa trắng trên tổng trữ lượng tính toán là 15 triệu tấn. Khi chúng tôi vào, khu vực mỏ im ắng dù đang trong ngày làm việc. Các công nhân công ty ngồi trên bánh xích xe ủi hút thuốc nói chuyện với nhau. Tổng giám đốc Công ty Quang Long - ông Chagan Lal Patel lo lắng cho hay: “Mỏ chúng tôi không có mấy đá trắng để mà khai thác, nếu có trữ lượng như vậy thực thì chúng tôi cũng sẵn sàng nhưng rất tiếc nó không phải như thế. Chúng tôi trông chờ vào sự linh hoạt của Chính phủ, chính quyền địa phương”.
 
Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp cho biết:
Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp cho biết: “Tôi khẳng định nếu cách tính tiền quyền khai thác như hiện nay được áp dụng thì các doanh nghiệp khai thác không nộp nổi tiền, phải đóng cửa và hệ lụy là hàng ngàn tỷ đồng đã đầu tư vào khai thác đá cũng phải bỏ phí. Công ăn việc làm của hàng chục ngàn lao động trên địa bàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, ngân sách cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Lý giải cho việc chênh lệch quá lớn giữa trữ lượng được phê duyệt với thực tế khai thác, các doanh nghiệp khai thác đá ở Quỳ Hợp cho rằng vì ngay từ khi thăm dò khoáng sản đã chưa có độ xác thực. Nguyên nhân là việc cho mở moong thăm dò quá nhỏ nên không mang tính đại diện và từ đó chưa đánh giá đúng độ nguyên khối, đồng đều, tính tô điểm bề mặt và các khe nứt nội sinh… Tất cả những việc đánh giá chưa đúng bản chất như vậy nên dẫn đến chất lượng đá rất thấp làm cho sản lượng khai đào lớn mà sản phẩm thu hồi thấp.

Bất cập hiện nay nữa trong phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác đó là tính trên cơ sở giá thuế tài nguyên mà loại thuế này lại do từng địa phương quy định. Trong giá này bao gồm nhiều loại chi phí khác như như chi phí thăm dò, xây dựng cơ bản mỏ, lương, khâu hao máy móc…mà các loại chi phí này cao thấp khác nhau tùy doanh nghiệp, tùy từng vùng và có biến động liên tục.

Và như vậy sẽ không tạo được công bằng trong cách tính thuế và cách tính tiền cấp quyền khai thác. Chưa nói đến cách tính thuế tài nguyên hiện nay chưa sát thực với sản phẩm mà doanh nghiệp Nghệ An thu được. Cụ thể các mặt hàng sản xuất từ đá hoa trắng ở Nghệ An có tới hơn 20 mã hàng nhưng hiện nay chỉ tính thuế tài nguyên khoảng từ 8 đến 10 mã hàng.
Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp cho biết:
Hàng trăm tảng đá khối được Công ty Phủ Quỳ khai thác đưa về nhà máy để sản xuất, song đá không được đẹp, chỉ đạt rất ít % trong đó, song phải nộp phí là quá cáo nên đá đang được chất đống.

Ông Bùi Đình Tiếp - Công ty Tân Đại Thành phân tích: “Ở nhà máy chúng tôi có rất nhiều loại đá khác nhau, mỗi chủng loại thì có giá khác nhau, nếu Nhà nước chỉ áp cách tính cho một vài mã hàng nào đó thì sẽ rất phí tài nguyên mà cũng không phù hợp, không tận dụng được. Cần phải sát thực tế hơn với sản phẩm mà có cách tính thuế tài nguyên, từ đó cách tính tiền cấp quyền cũng sẽ dễ và phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay”.

Cơ sở khai thác và chế biến đá hoa Thung Nậm, xã Châu Cường của Công ty đá Phủ Quỳ cũng nằm lặng lẽ dưới ánh chiều xuống. Từ lâu, việc khai thác ở đây tiến hành chậm chạp, đá khai thác được không đủ độ trắng, chỉ có màu như mỡ gà, được cắt xẻ ngay ngắn và xếp đống tràn cả lối đi. Nhiều cây dại đã mọc lên trên những tấm đá thành phẩm. Sản phẩm không đủ chất lượng của đá trắng, lại bí đầu ra nên Công ty chỉ biết để dầm mưa dãi nắng không tiêu thụ được. Những chiếc xe múc trước lối cửa mỏ nằm rỉ sét. Từ lâu nay, Công ty chỉ thuê vài ba người dân quanh vùng vào trông coi máy móc và sản phẩm.

Ở HTX Thành Công, chủ nhiệm Hoàng Khắc Ngọc dẫn chúng tôi đi quanh xưởng chế tác. Từng khối đá nặng nề được máy cẩu đặt ngổn ngang trên lối đi. Tưởng chỉ việc cắt dỡ ra để thành hình từng tấm đá vuông thành sắc cạnh, nhưng ông Ngọc lắc đầu cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đúng là chỉ có bụi đá trong không khí là không tận dụng được nữa mà thôi. Những mảnh đá nhỏ 1-2cm2 cũng được dùng để ghép vào nhau thành từng miếng như viên gạch lát nhà để mà bán”. Trong xưởng, các công nhân nữ tẩn mẩn bôi keo từng mảnh đá nhỏ kì cạch dán lên khuôn như người ta sắp kẹo vào bao.

Người lao động lo lắng về … việc làm, thu nhập

Theo thống kê chưa đầy đủ, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại Quỳ Hợp đang tạo công ăn việc làm cho hơn 8000 lao động thường xuyên và khoảng 4000 lao động thời vụ. Những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp cộng thêm việc doanh nghiệp thời gian tới phải nộp tiền cấp quyền khai thác đang khiến đội ngũ công nhân lao động lo lắng về công ăn việc làm thời gian tới.

Tại mỏ đá của Công ty khoáng sản Nghệ An, tiếng máy sàng nghiền chạy đinh tai nhức óc. Sản phẩm không đủ chất lượng để thành tấm nguyên khối, nên công ty này nghiền thành bột đá để xuất khẩu. Anh Nguyễn Võ Hào, làm việc tại Công ty trên 5 năm không giấu được lo lắng: “Bọn em cũng có nghe về việc thực hiện Nghị định, cụ thể thì không nắm rõ nhưng sơ qua thì cũng biết là việc thu tiền cấp quyền đối với Công ty là một khoản lớn lắm. Công ty mà không hoạt động bình thường được thì ảnh hưởng đến đời sống bọn em nhiều lắm. Cả gia đình trông chờ vào tiền lương hàng tháng trên 5 triệu em gửi về”.

Anh Hoàng Văn Hiền, người xóm Châu Thành (xã Tam Hợp) đã có 10 năm làm việc tại HTX Thành Công im lặng một hồi rồi mới nói với chúng tôi: “Em làm việc ở đây lâu rồi, lương tháng gần 4 triệu, giờ mà HTX không hoạt động thì chỉ biết về nhà cày ruộng hoặc vào Nam kiếm việc thôi. Trước giờ biết có mỗi nghề đá này, ở đây biết làm gì khác nữa”.

Cần sự chia sẻ của các cấp các ngành liên quan

Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp nói: “Các thành viên hội doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng tôi ý thức cao về trách nhiệm đối với nhà nước, chúng tôi xác định là nghiêm túc thực hiện Nghị định và nghĩa vụ của doanh nghiệp, mà thực tế lâu nay chúng tôi đã làm”.
Một giàn máy cắt đá khủng với hàng tỷ đồng của
Một giàn máy cắt đá khủng với hàng tỷ đồng của Công ty đá Phủ Quỳ cũng nằm lặng lẽ.  

Phân tích Nghị định 203, ông Hoài có ý kiến: “Tôi khẳng định nếu cách tính tiền quyền khai thác như hiện nay được áp dụng thì các doanh nghiệp khai thác không nộp nổi, phải đóng cửa và hệ lụy là hàng ngàn tỷ đồng đã đầu tư vào khai thác đá cũng phải bỏ phí. Công ăn việc làm của hàng chục ngàn lao động trên địa bàn cũng sẽ bị ảnh hưởng, ngân sách cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”.

Với những bất cập ở trên, nên chăng các cơ quan chức năng cần giãn lộ trình tính tiền cấp quyền khai thác đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Quỳ Hợp cũng cần phải một lần nữa thăm dò đánh giá lại trữ lượng thực. Về phương pháp tính cần dựa trên sản lượng sản phẩm thu hồi khai thác được và giá hợp lý, xác thực với giá trị tài nguyên, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vượt khó phát triển.

Dưới đây là một số hình ảnh về "thủ phủ" đá trắng Quỳ Hợp đang chết dần bởi cách tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho các doanh nghiệp tại đây là quá lớn:
 
Đá khai thác nằm ngổn ngang...
Đá khai thác nằm ngổn ngang...
 
Đá khai thác nằm ngổn ngang...
Đá khai thác nằm ngổn ngang...
Công nhân, nhiều mỏ đá không đạt chuẩn hoặc sản phẩm kém nhưng cũng bị tính tiền tổng thể nên các doanh nghiệp ở Quỳ Hợp đang gặp khó khăn.

Những phiến đá lớn, nhưng bên trong lại bị hư hỏng...
Những phiến đá lớn, nhưng bên trong lại bị hư hỏng...

Những phiến đá lớn, nhưng bên trong lại bị hư hỏng...
Những phiến đá lớn, nhưng bên trong lại bị hư hỏng...
Những phiến đá lớn, nhưng bên trong lại bị hư hỏng...
Những mỏ đá trắng như thế này khi khai thác lớp đất, bóc lách lấy đá ra thành phẩm.... chúng chì còn lại được 3-7%, nhưng theo Nghị định 203 thì việc chủ doanh nghiệp phải tính tiền luôn một cục đang gây khó khăn...

Rồi đây khi doanh nghiệp phá sản, công nhân ở Quỳ Hợp sẽ phải nghỉ cũng khá nhiều...
Rồi đây khi doanh nghiệp phá sản, công nhân ở Quỳ Hợp sẽ phải nghỉ cũng khá nhiều...
 
Rồi đây khi doanh nghiệp phá sản, công nhân ở Quỳ Hợp sẽ phải nghỉ cũng khá nhiều...
Tổng giám đốc Công ty Quang Long - ông Chagan Lal Patel lo lắng cho hay: “Mỏ chúng tôi không có mấy đá trắng để mà khai thác, nếu có trữ lượng như vậy thực thì chúng tôi cũng sẵn sàng nhưng rất tiếc nó không phải như thế. Chúng tôi trông chờ vào sự linh hoạt của Chính phủ, chính quyền địa phương”.
 Nhiều xưởng máy móc đang xay đá để tận dụng vì mất công khai thác...
 Nhiều xưởng máy móc đang xay đá để tận dụng vì mất công khai thác...
 Nhiều xưởng máy móc đang xay đá để tận dụng vì mất công khai thác...

Ông Hoàng Khắc Ngọc - Chủ nhiệm
Ông Hoàng Khắc Ngọc - Chủ nhiệm HTX Thành Công cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi đúng là chỉ có bụi đá trong không khí là không tận dụng được nữa mà thôi. Những mảnh đá nhỏ 1-2cm2 cũng được dùng để ghép vào nhau thành từng miếng như viên gạch lát nhà để mà bán”. 
 
Ông Hoàng Khắc Ngọc - Chủ nhiệm
 Trong xưởng, các công nhân nữ tẩn mẩn bôi keo từng mảnh đá nhỏ kì cạch dán lên khuôn như người ta sắp kẹo vào bao.

Máy móc, nhà xưởng của một số công ty khai thác đá đã bỏ không bấy lâu, nay nó đã hoen gỉ.
Máy móc, nhà xưởng của một số công ty khai thác đá đã bỏ không bấy lâu, nay nó đã hoen gỉ.

Máy móc, nhà xưởng của một số công ty khai thác đá đã bỏ không bấy lâu, nay nó đã hoen gỉ.

Máy móc, nhà xưởng của một số công ty khai thác đá đã bỏ không bấy lâu, nay nó đã hoen gỉ.
Đá của Công ty Phủ Quỳ được xẻ thành khối vuông vức nhưng chỉ để cây cỏ mọc lên vì đá chất lượng kém, nhưng phải trả phí quá cao.
 

Nguyễn Phê - Danh Thắng