Đừng biến đường phố Sài Gòn thành những con đường chết

Đừng biến đường phố Sài Gòn thành những con đường chết với hào sâu, bẫy điện...! Hãy là người có lương tâm hơn là lương bổng! Hãy trả lại sự an toàn cho người dân thành phố!.

Người gửi: Kính Vạn Hoa
 
Tôi thực sự đau xót và chia buồn cho hoàn cảnh của nhà em Duy. Đã có những cái chết oan uổng như em Duy và có thể nhiều sinh mạng khác cũng sẽ bị tước đi theo cách như vậy nếu không có việc xử lý nghiêm những kẻ thiếu trách nhiệm, những người quản lý tồi... Đừng biến đường phố Sài Gòn thành những con đường chết với hào sâu, bẫy điện...! Hãy là người có lương tâm hơn là lương bổng! Hãy trả lại sự an toàn cho người dân thành phố!
 
Người gửi: Vũ Thị Xuân Lan
 
Đọc xong bài viết tôi thật sự thấy xót xa và dường như tim tôi bị ngẹn lại. Tôi nghĩ tất cả những người mẹ khi đọc bài viết này chắc không thể không xót xa và tức giận. Tôi xin chia sẽ những đau đớn với gia đình bé Duy (cầu cho linh hồn em được siêu thoát). Và các nhà chức năng và cơ quan có trách nhiệm hãy đặt ra câu hỏi về lương tâm. Tôi mong rằng sẽ không đọc thấy những cảnh xót xa như vậy nữa.
 
Người gửi: Nguyen Thanh Tam
 
Tại ngõ 33 Tạ Quang Bửu- Bách khoa - Hà Nội cũng đang có một cột điện bằng sắt gần gẫy, những người dân ở đây đang rất lo lắng, nhiều lần làm đơn gửi cho Sở điện lực và báo cáo Uỷ ban phường nhưng cho đến nay sự việc vẫn không được cơ quan có trách nhiệm quan tâm. Thiết nghĩ hàng ngàn dây điện đang mắc ở đó một ngày nào đấy cây cột điện sắt đổ xuống hoặc chập điện, xảy ra những cái chết thương tâm, khi đó ngành điện lực chỉ có việc cử-người-đến-chia-buồn với gia đình nạn nhân hay sao?!.
 
Người gửi: Nguyen Duc
 
Quá xót xa khi đọc mẩu tin "Vô vọng đứng nhìn con chết" trên mạng DÂN TRÍ ngày 3/9/2009. Điều xót xa hơn nữa, khi đó là hậu quả của sự tắc trách của chính con người chúng ta gây ra cho nhau. Trách nhiệm của các cơ quan hữu quan thì đã rõ. Tuy nhiên, để truy cứu được trách nhiệm cá nhân hay tổ chức nào thì từ trước đến nay điều đó quả là việc quá khó và không rõ ràng.

 

Nghe nói vụ cháu Duy vừa qua sẽ được khởi tố vụ án hình sự, đó là điều cần thiết, mặc dù chưa biết kết quả sẽ đi đến đâu. Nhưng điều mà tôi trăn trở nhất là vấn đề ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Sự hiếu kỳ thì có thừa, nhưng hình như chúng ta (từ người dân cho đến các cơ quan, tổ chức) luôn quá thiếu kỹ năng ứng cứu đối với các tình huống khẩn cấp.

 

Cách đây mấy năm, sự cố cháy Trung tâm thương mại quốc tế ITC Sài gòn, nếu có ai đó (cán bộ Phường, Quận, Công an, Tổ dân phố, hay 1 người bình thường nào đó...) khởi xướng việc huy động người dân tại chỗ góp sức hỗ trợ một số tấm nệm, xốp, mền... xếp thành một tấm đệm đủ dày, chắc chắn sẽ cứu thoát được không ít nạn nhân để họ không phải nhắm mắt nhảy xuống mặt đường cứng như 1 giải pháp chấp nhận cái chết khác mà không phải là chết cháy! Hay như cách đây mấy tháng, một cô gái tại thành phố HCM cũng phải nhận cái chết tức tưởi mà không ai giúp được gì khi dây điện đứt rơi xống đường ngập nước, giữa phố đông!

 

Trở lại vụ cháu Duy, tôi không nghĩ, trong khoảng thời gian dài không thể liên hệ được với Điện lực, những người có mặt không thể làm được điều gì khác ư? Chẳng lẽ không thể thông qua Tổng đài bưu điện để có được các số điện thoại nóng của ngành Điện lực thành phố sao? Có ai nghĩ đến việc gọi lực lượng cứu hoả chuyên nghiệp (114) không? Thậm chí có thể huy động ngay phương tiện (ô tô tải...) trên đường, lót ván gỗ lên thùng, tiếp cận nạn nhân, sau đó tìm cách kéo nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Nêu ra đây một vài ý kiến của mình rất mong nhận được sự luận bàn của những người quan tâm.
 
Dantri.com.vn