Bài 5:

Cơ quan công an điều tra vụ gia đình chủ tịch thị trấn phá hàng chục nghìn m2 rừng

(Dân trí) - Sau loạt bài điều tra của báo Dân trí làm rõ hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Phạm Văn Thắng - Chủ tịch thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động - Bắc Giang) để cho con là Phạm Văn Cương - Cán bộ tư pháp thị trấn phá hơn 26.000m2 rừng tự nhiên, từ chỗ kết luận không thể xử lý hình sự, Hạt kiểm lâm Sơn Động đã chuyển hồ sơ sự việc sang cơ quan công an.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hiệu - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Sơn Động cho biết cơ quan này đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc phá 26.000m2 rừng tự nhiên tại Sơn Động sang Công an huyện Sơn Động điều tra dấu hiệu tội phạm. Cơ quan này đã chính thức có Công văn số 18/HKL-TTPC gửi Công an huyện Sơn Động ngày 1/6/2016 cho biết: Hạt kiểm lâm Sơn Động đã xác minh làm rõ đối tượng phá rừng là Phạm Văn Cương - cán bộ tư pháp thị trấn Thanh Sơn. Diện tích rừng bị phá là 26056m2 rừng tại lô a1 và lô e, khoảnh 3 xã Tuấn Mâuk – Sơn Động (Bắc Giang). Hiện trạng rừng trước khi bị phá là rừng tự nhiên.


Ông Nguyễn Văn Hiệu - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Sơn Động cho biết đã chuyển hồ sơ vụ gia đình chủ tịch thị trấn phá rừng sang Công an huyện Sơn Động.

Ông Nguyễn Văn Hiệu - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Sơn Động cho biết đã chuyển hồ sơ vụ gia đình chủ tịch thị trấn phá rừng sang Công an huyện Sơn Động.

“Xét thấy vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, có dấu hiệu tội phạm về “Tội huỷ hoại rừng”. Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC…Hạt kiểm lâm Sơn Động chuyển hồ sơ ban đầu sang Cơ quan công an huyện Sơn Động, đề nghị Công an huyện Sơn Động xem xét điều tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp luật”, Công văn của Hạt kiểm lâm Sơn Động nêu rõ.

Trước đó, trả lời PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Hiệu - Hạt trưởng hạt kiểm lâm Sơn Động cho rằng vụ việc này không thể xử lý hình sự do diện tích rừng bị phá dưới 30.000m2 nên Hạt kiểm lâm Sơn Động không chuyển hồ sơ sang cơ quan công an mà chỉ có thể xử phạt hành chính lỗi vi phạm. “Thế nhưng khó là thời hiệu xử phạt hành chính chỉ trong 2 năm nên nếu xác định gia đình ông Thắng phá rừng trước đó hơn 2 năm cũng lại không thể xử phạt được”. Như vậy đồng nghĩa với việc phá rừng của gia đình vị chủ tịch thị trấn Thanh Sơn có thể “trắng án” mà không cần toà tuyên.

Cơ quan công an điều tra vụ gia đình chủ tịch thị trấn phá hàng chục nghìn m2 rừng - 2

Một bạn đọc Dân trí đã đặt câu hỏi trong phần bình luận về những cánh rừng gỗ lim cổ thụ bạt ngàn tại huyện Sơn Động nay còn không? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo huyện Sơn Động kiểm tra, trả lời bạn đọc.

Một bạn đọc Dân trí đã đặt câu hỏi trong phần bình luận về những cánh rừng gỗ lim cổ thụ bạt ngàn tại huyện Sơn Động nay còn không? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo huyện Sơn Động kiểm tra, trả lời bạn đọc.

Vụ việc còn khiến dư luận bức xúc ở chỗ hàng chục nghìn m2 rừng bị phá gia đình lãnh đạo địa phương phá tan hoang nhưng trong suốt hơn 1 năm lực lượng kiểm lâm tại đây dường như đã bị “bịt mắt” khi không thể phá hiện. Sự việc chỉ vỡ lở khi một người dân liên tục làm đơn tố cáo. Và sau khi nhận được đơn thư của người dân, Hạt kiểm lâm Sơn Động mới bắt buộc phải lập đoàn kiểm tra xác minh kết luật sư việc phá rừng của gia đình chủ tịch thị trấn là đúng.

Trong khi gia đình lãnh đạo địa phương phá rừng qua mặt lực lượng kiểm lâm dễ dàng thì cũng tại huyện Sơn Động, người dân phá rừng để canh tác lập tức được phát hiện và xử lý quyết liệt với các bản án nhiều năm tù,

Ngày 16/7/2015, Tòa án nhân dân huyện Sơn Động đã đưa vụ án phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại xã An Lạc ra xét xử. Hai bị cáo trong vụ án này là Châu Văn Định (SN 1971), Châu Văn Chung (SN 1974) hộ khẩu thường trú tại thôn Biểng, xã An Lạc, huyện Sơn Động bị truy tố với tội danh hủy hoại rừng theo Điều 189 Bộ Luật hình sự.


Hiện trạng một khoảnh rừng ngay sát khu thi công dự án cáp treo Yên Tử tại huyện Sơn Động.

Hiện trạng một khoảnh rừng ngay sát khu thi công dự án cáp treo Yên Tử tại huyện Sơn Động.

Tháng 3/2014, với lý do thiếu đất canh tác, các bị cáo đã tự ý chặt phá 4 ha rừng tự nhiên đã được Nhà nước giao để bảo vệ. Sau khi phát hiện vụ việc, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Động đã hoàn thiện hồ sơ, chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Sơn Động) đề nghị xử lý.

TAND huyện Sơn Động đã tuyên phạt Châu Văn Chung 3 năm 3 tháng tù giam và 5 triệu đồng; Châu Văn Định 3 năm tù cho hưởng án treo và 5 triệu đồng. Cũng với tội danh phá rừng tự nhiên trái pháp luật tại xã An Lạc ngày 13 - 5 - 2015, TAND huyện Sơn Động đã xử phạt Lê Văn Vinh (SN 1981) thường trú tại thôn Đồng Bây xã An Lạc huyện Sơn Động 3 năm tù giam.

Một vụ việc nhưng thể hiện cách quản quản lý rừng lỏng lẻo và tuỳ tiện tại huyện Sơn Động. Như một bạn đọc Dân trí đã đặt câu hỏi trong phần bình luận về những cánh rừng gỗ lim cổ thụ bạt ngàn tại huyện Sơn Động nay còn không? Câu hỏi này xin dành cho lãnh đạo huyện Sơn Động kiểm tra, trả lời bạn đọc.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế