Nữ thương binh 30 năm "đội đơn" đòi chế độ chính sách:

Cà Mau: Áp dụng luật hiện tại cho vụ việc hơn... 30 năm trước?

(Dân trí) - Một nữ thương binh ngụ tỉnh Cà Mau đã 30 năm “đội đơn” đi đòi chế độ chính sách cho mình, nhưng chẳng những không được mà gia đình bà còn rơi vào cảnh lao đao, không được xét gia đình văn hóa vì lý do khiếu kiện.

Nữ thương binh Lê Hồng Xuân với xấp hồ sơ dày cộm đã 30 năm vẫn chưa đòi được chế độ chính sách cho mình.
Nữ thương binh Lê Hồng Xuân với xấp hồ sơ dày cộm đã 30 năm vẫn chưa đòi được chế độ chính sách cho mình.

Chỉ 290.000 đồng/tháng mà đòi hơn 30 năm vẫn vô vọng

Tiếp xúc với chúng tôi, cầm trên tay xấp hồ sơ đã ngã màu theo thời gian, bà Lê Hồng Xuân (thương binh 4/4, ngụ xã Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) bức xúc: “Từ năm 1999, Hội đồng xét duyệt đã thống nhất cho tôi được hưởng trợ cấp một lần, mức lương 290.000 đồng/tháng, do tôi mất sức lao động dẫn đến nghỉ việc. Nhưng đã hơn 30 năm trôi qua, tôi không hề được hưởng đồng nào, làm sao mà tôi cam tâm cho được”.

Theo trình bày của bà Lê Hồng Xuân, năm 1966, bà là cán bộ của Huyện đội Thới Bình. Vài năm sau đó, bà Xuân được tổ chức phân công làm Chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán của xã Thới Bình.

Sau khi kinh qua nhiều chức vụ khác nhau, năm 1987, do mất sức lao động 61% nên bà Xuân được xem xét cho nghỉ theo chế độ người mất sức lao động.

Biên bản làm việc của Hội đồng xét duyệt thuộc Ban Tổ chức huyện ủy Thới Bình cũng thể hiện bà Xuân là cán bộ huyện.
Biên bản làm việc của Hội đồng xét duyệt thuộc Ban Tổ chức huyện ủy Thới Bình cũng thể hiện bà Xuân là cán bộ huyện.
Ông Lê Thanh Vân (Chủ nhiệm Hợp tác xã huyện Thới Bình) cũng đã có đề nghị và xác nhận bà Xuân là Ủy viên Hợp tác xã huyện Thới Bình, kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã xã Thới Bình.
Ông Lê Thanh Vân (Chủ nhiệm Hợp tác xã huyện Thới Bình) cũng đã có đề nghị và xác nhận bà Xuân là Ủy viên Hợp tác xã huyện Thới Bình, kiêm Chủ nhiệm Hợp tác xã xã Thới Bình.

Sau khi nghỉ việc, Hội đồng xét duyệt thuộc Ban Tổ chức Huyện ủy Thới Bình đã thống nhất chi trả lương và các chế độ cho bà theo chính sách hưởng chế độ một lần, mức lương 290.000 đồng/tháng.

Mặc dù số tiền không đáng là bao, nhưng bản thân bà Xuân và người thân rất tự hào vì sau những hy sinh mất mát, bà đã được chính quyền quan tâm bù đắp khi tuổi về già. Tuy nhiên, sau 2 năm mỏi mòn chờ đợi, bà Xuân không thấy ngân sách huyện trả tiền cho mình nên nữ thương binh đã “đội đơn” khiếu nại.

Theo bà Xuân, khoảng thời gian còn sức đi lại được, bà đã “gõ cửa” hầu hết các cơ quan ban ngành từ huyện Thới Bình đến tỉnh Cà Mau, rồi đến Trung ương nhưng mọi yêu cầu của bà đều vô vọng.

Ông Tô Thanh Quang (nguyên Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình) xác nhận bà Xuân công tác ở Hợp tác xã huyện được tăng cường về xã.
Ông Tô Thanh Quang (nguyên Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình) xác nhận bà Xuân công tác ở Hợp tác xã huyện được tăng cường về xã.

Mãi đến tháng 4/2005, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có công văn yêu cầu UBND huyện Thới Bình giải quyết vụ việc bà đúng theo thẩm quyền và theo quy định. Tuy nhiên, niềm vui ấy của bà Xuân cũng dần đi vào quên lãng khi đã ngần ấy năm trôi qua, cơ quan chức năng huyện Thới Bình vẫn không chịu chi trả chế độ cho bà.

Mới đây, bà Xuân lại tiếp tục “gõ cửa” nhiều cơ quan chức năng huyện Thới Bình. Lúc này, ông Trần Văn Dũng (Chủ tịch UBND huyện Thới Bình) mới ký quyết định trả lời khiếu nại với nội dung bác yêu cầu của bà Xuân. Lý do mà lãnh đạo huyện này đưa ra là căn cứ theo quy định hiện hành thì trường hợp của bà Xuân không thuộc diện được hưởng chế độ.

Sau khi vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng huyện Thới Bình phán vô căn cứ cho rằng bà Xuân là cán bộ xã nên không được hưởng chế độ chính sách.
Sau khi vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng huyện Thới Bình "phán" vô căn cứ cho rằng bà Xuân là cán bộ xã nên không được hưởng chế độ chính sách.
Bà Xuân cho rằng, sau khi phán bà là cán bộ xã bất thành, cơ quan chức huyện Thới Bình đã cố ý đưa những người mà bà vốn không quen biết để chứng minh bà không phải là cán bộ huyện. Đồng thời, huyện này cho rằng, theo quy định hiện hành thì trường hợp của bà không được hưởng chế độ, mà lại quên đi biên bản của Hội đồng xét duyệt Ban tổ chức huyện thời đó. Trong ảnh là quyết định trả lời khiếu nại lần 2 của UBND huyện Thới Bình.
Bà Xuân cho rằng, sau khi "phán" bà là cán bộ xã bất thành, cơ quan chức huyện Thới Bình đã cố ý đưa những người mà bà vốn không quen biết để chứng minh bà không phải là cán bộ huyện. Đồng thời, huyện này cho rằng, theo quy định hiện hành thì trường hợp của bà không được hưởng chế độ, mà lại "quên" đi biên bản của Hội đồng xét duyệt Ban tổ chức huyện thời đó. Trong ảnh là quyết định trả lời khiếu nại lần 2 của UBND huyện Thới Bình.

“Tại sao thời điểm đó, cơ quan chức năng không chi trả chế độ cho tôi, mà lại ém hồ sơ suốt 30 năm, không hề có một văn bản trả lời nào. Đến thời điểm này, lãnh đạo huyện lại nói không phù hợp với quy định hiện hành. Thử hỏi, cách xử lý vụ việc như vậy của lãnh đạo huyện Thới Bình có thể chấp nhận được không”, bà Xuân đặt vấn đề.

Nữ thương binh bức xúc: “Nếu ở thời điểm này, tôi kêu cán bộ công tác trả lương như thời kháng chiến thì cán bộ có chấp nhận không. Tại sao lại áp dụng quy định ngày nay cho thời điểm hơn 30 năm trước”.

Gia đình bị “mất văn hóa” vì… khiếu kiện

Một vấn đề bà Xuân bức xúc nữa là sau nhiều năm “đội đơn” đi đòi quyền lợi cho chính mình, cứ ngỡ là công bằng sớm muộn gì cũng đến với bản thân, nhưng công bằng đâu chẳng thấy, chỉ thấy gia đình bà còn bị địa phương “làm khó” đủ điều.

Một vấn đề bà Xuân bức xúc là bà khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND huyện, nhưng xã lại đứng ra mời bà để giải quyết.
Một vấn đề bà Xuân bức xúc là bà khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND huyện, nhưng xã lại đứng ra mời bà để giải quyết.

Theo bà Xuân, mới đây, khi bà gửi đơn khiếu nại quyết định của Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, thì cán bộ xã Thới Bình mới mời bà đến làm việc. Đúng ra cơ quan chức năng phải đến nhà hoặc mời bà lên xã, huyện để làm việc, nhưng Tổ xác minh lại mời bà đến trụ sở ấp và khi đến đây lại không có chỗ ngồi, phải mượn nhà của người dân gần đó để làm việc với bà.

“Tôi không hiểu cán bộ làm việc kiểu gì, dù sao tôi cũng là một lão thành cách mạng và đối tượng tôi khiếu nại là UBND hoặc Chủ tịch UBND huyện, nhưng cán bộ lại mượn nhà dân làm việc. Quả thật không thể hiểu nổi”, bà Xuân tỏ ra chán nản.

Gia đình bà Xuân thuộc diện gia đình cách mạng nòi, nhiều năm liền là gia đình văn hóa tiêu biểu, nhưng bỗng dưng năm 2016 lại không được xét gia đình văn hóa vì lý do khiếu kiện.
Gia đình bà Xuân thuộc diện gia đình cách mạng "nòi", nhiều năm liền là gia đình văn hóa tiêu biểu, nhưng bỗng dưng năm 2016 lại không được xét gia đình văn hóa vì lý do khiếu kiện.

Cũng theo bà Xuân, mặc dù gia đình bà là gia đình truyền thống cách mạng, luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước ở địa phương, nhưng năm 2016 lại không được xét công nhận là gia đình văn hóa, trong khi trước đó gia đình bà luôn đạt danh hiệu gia đình văn hóa tiêu biểu. Khi bà Xuân hỏi thì ông Quách Văn Thọ (Bí thư Chi bộ ấp 3, xã Thới Bình) cho rằng, lý do gia đình bà mất danh hiệu văn hóa vì gia đình bà liên quan đến nhiều đơn kiện, khiếu nại.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.

Tuấn Thanh