Hơn 13 năm, 10 phiên tòa mòn mỏi đi đòi một mảnh đất:

Bài 1: Cán bộ địa chính “phù phép” sửa hồ sơ cấp đất?

(Dân trí) - Hơn 13 năm ròng rã, 10 phiên tòa đã diễn ra với bản án chính thức có hiệu lực nhưng đến nay những người con của cụ Dung vẫn chưa thể đòi lại được mảnh đất mà mẹ mình để lại. Khốn khổ đến nỗi những người con của cụ chỉ mong lúc cuối đời công lý sớm được thực thi.

Bộ hồ sơ xin cấp đất được cán bộ địa chính sửa chữa, ghi thêm 544,5m2 đất để hoàn chỉnh thủ tục làm GCNQSDĐ cho bà Cúc. Thửa đất số 6 bỗng dưng được gộp lại cấp cho bà Cúc trước sự ngỡ ngàng của chủ sở hữu.

Hồ sơ thay đổi khi qua tay địa chính phường

Hơn 13 năm ròng rã, trải qua nhiều phiên tòa, không biết bao nhiêu lần đội đơn đi khắp các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc liên quan đến lô đất mà mẹ mình để lại. Trên khuôn mặt của ông Nguyễn Trường Nam (SN 1941) và bà Nguyễn Thị Hiên (trú khối Trung Tiến, phường Hưng Dũng, TP Vinh, Nghệ An) hiện rõ những nét mệt mỏi.

Ngày 9/8/2001, UBND phường Hà Huy tập công khai danh sách các hộ gia đình, cá nhân đề nghị được cấp đất, trong đó có hộ gia đình bà Cúc được đề nghị cấp 831,9m2.
Ngày 9/8/2001, UBND phường Hà Huy tập công khai danh sách các hộ gia đình, cá nhân đề nghị được cấp đất, trong đó có hộ gia đình bà Cúc được đề nghị cấp 831,9m2.

Ôm tập hồ sơ hàng ngàn trang giấy (ước chừng 2-3kg) được đánh số rất cẩn trọng, ông Nam buồn bã: “Chúng tôi kiên quyết đi đến cùng sự việc, tưởng rằng tòa đã có bản án, có phán quyết cuối cùng thì sự việc sẽ được giải quyết nhưng nào ngờ …”.

Theo trình bày của ông Nam, trước đó cụ Nguyễn Trung Duông và vợ là cụ Lê Thị Dung về vùng Làng Trại - nay là khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An lập nghiệp. Qua quá trình sinh sống, năm 1956, Chủ tịch UBHC tỉnh Nghệ Tĩnh cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất số 21, địa bạ số 21 cho cụ Nguyễn Trung Duông trong đó ghi rõ: Ruộng đất được cày cấy trồng trọt có 17 thửa, 3 mẫu, 1 sào và 5 thước. Ruộng đất không cày cấy trồng trọt có 1 thửa gồm 1 sào 4 thước. Thửa đất này đã được vợ chồng cụ Duông và tổ tiên khai hoang phục hóa, luân hồi sử dụng không mua bán, đổi chác, không tranh chấp và được sử dụng ổn định.

Và ngày 19/8/2002 thì kết thúc việc công khai đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất.
Và ngày 19/8/2002 thì kết thúc việc công khai đăng ký cấp giấy chứng nhận QSD đất.

Năm 2000, thực hiện Nghị định 60/CP thành phố Vinh đo và vẽ bản đồ địa chính thể hiện thửa số 6, tờ bản đồ số 18, diện tích 544,5m2 với tên chủ hộ là bà Lê Thị Dung. Năm 2001, bà Dung viết giấy giao cho hai con gái là Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Đoan được quyền thừa kế thửa đất nói trên. Năm 2003, cụ Lê Thị Dung họp gia đình lập Biên bản giao đất cho các con. Trong đó bà Phạm Thị Cúc được giao 831,9 m2 thửa số 4 tờ bản đồ số 18. Bà Nguyễn Thị Hiên và Nguyễn Thị Đoan được thừa kế diện tích đất 544,5 m2 ở khối Yên Sơn, phường Hà Huy Tập, TP Vinh.

Cũng trong thời gian này bà Phạm Thị Cúc (con dâu cụ Dung) làm đơn xin cấp GCNQSDĐ với diện tích 831,9 m2 được thẩm định quy hoạch là thửa số 4 tờ bản đồ số 18 diện tích 831,9 m2. Tuy nhiên, sau đó thẩm định địa chính lại trình bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ là 1376,4 m2 do bà Cúc có đơn xin gộp hai thửa đất số 4 và số 6 lại làm 1.

Ông Nam nói: Sau khi bà Cúc có đơn xin cấp 831,9 m2 được thẩm định và công khai tại phường. Thửa đất này cũng là bố mẹ để lại cho vợ chồng bà Cúc nên chúng tôi không có ý kiến gì. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lý do gì, cán bộ địa chính lại sửa hồ sơ là giấy tờ cấp cho bà Cúc diện tích 1376,4 m2 trong đó bao gồm cả thửa đất mà cha mẹ để lại cho hai chị em chúng tôi.
Ông Nam nói: Sau khi bà Cúc có đơn xin cấp 831,9 m2 được thẩm định và công khai tại phường. Thửa đất này cũng là bố mẹ để lại cho vợ chồng bà Cúc nên chúng tôi không có ý kiến gì. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lý do gì, cán bộ địa chính lại sửa hồ sơ là giấy tờ cấp cho bà Cúc diện tích 1376,4 m2 trong đó bao gồm cả thửa đất mà cha mẹ để lại cho hai chị em chúng tôi.

“Lúc đó, sau khi bà Cúc có đơn xin cấp 831,9 m2 được thẩm định và công khai tại phường. Thửa đất này cũng là bố mẹ để lại cho vợ chồng bà Cúc nên chúng tôi không có ý kiến gì. Tuy nhiên, sau đó không hiểu vì lý do gì, cán bộ địa chính lại sửa hồ sơ là giấy tờ cấp cho bà Cúc diện tích 1376,4 m2 trong đó bao gồm cả thửa đất mà cha mẹ để lại cho hai chị em chúng tôi. Bộ hồ sơ này, thời điểm đó chúng tôi không được biết, chỉ đến khi thấy đất của mình bị đem cấp cho người khác chúng tôi mới tra lại hồ sơ thì mới biết sự việc”, bà Nguyễn Thị Hiên cho biết.

Mọi thủ tục sửa đổi hồ sơ sau khi niêm yết công khai được thực hiện giữa cá nhân bà Cúc, không thông báo đến những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, chủ sở hữu đích thực của thửa đất số 6 tờ bản đồ số 18. Sau đó từ bộ hồ sơ giả mạo về nội dung và tờ trình của phường Hà Huy Tập, UBND TP Vinh đã cấp GCNQSDĐ số 05188 cho bà Phạm Thị Cúc với diện tích 1376,4 m2 (đã gộp hai thửa đất số 4 và số 6).

Gian nan hành trình đi đòi lại một mảnh đất

Sau khi biết mảnh đất của mình bỗng dưng bị xâm hại, đem gộp lại cấp cho con dâu. Bà Lê Thị Dung đã có đơn gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị xem xét làm rõ sự việc đồng thời trả lại quyền lợi chính đáng cho cụ và các con.

Tuy nhiên, đáp lại những chứng cứ pháp lý rõ ràng, sau khi thành lập đoàn kiểm tra giải quyết vụ việc, UBND TP Vinh lại trả lời việc cấp đất cho bà Cúc chỉ sai về quy trình và thủ tục.

Cùng ngày 9/8/2002, UBND phường Hà Huy Tập tổng hợp kết quả có 128 hồ sơ, thì trong đó chỉ có 28 hồ sơ có giấy tờ hợp lệ; có 19 hồ sơ thừa kế và có của cả bà Cúc.
Cùng ngày 9/8/2002, UBND phường Hà Huy Tập tổng hợp kết quả có 128 hồ sơ, thì trong đó chỉ có 28 hồ sơ có giấy tờ hợp lệ; có 19 hồ sơ thừa kế và có của cả bà Cúc.

“Tôi nói ở đây, chỉ cần ý kiến của Chủ tịch phường, cán bộ địa chính là họ có thể lấy bất kỳ lô đất nào của người dân để cấp cho cá nhân khác là được hay sao? Trước đó thửa đất số 6 tờ bản đồ số 18 đã được công nhận là của cụ Lê Thị Dung. Tại sao khi lấy đất của mẹ tôi để cấp cho người khác không có văn bản thu hồi đất, không có bất kỳ thông báo nào đến người sử dụng và người có quyền lợi liên quan …”, ông Nguyễn Trường Nam bức xúc.

Cực chẳng đã, bà Lê Thị Dung và các con là ông Nam bà Hiên đành khởi kiện vụ án ra tòa. Trong 7 năm 3 tháng những phiên Tòa xét xử liên tiếp được diễn ra, đến phiên tòa thứ 10 của Tòa hành chính phúc thẩm - TAND tối cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết cuối cùng … nhưng đây cũng chỉ là một bản án “lơ lửng”.

Bài 2: 10 phiên tòa và một bản án… lơ lửng!

Nguyễn Duy - Tình Nguyễn