Nghệ An:

2 năm với hơn 90 vụ bạo lực học đường

Theo thống kê của Sở GD&ĐT, trong 2 năm qua, toàn tỉnh có 91 vụ bạo lực học đường.

2 năm với hơn 90 vụ bạo lực học đường - 1
Biên bản báo cáo sự việc vụ nữ sinh đánh nhau hồi đầu năm 2010 của công an thị trấn miền núi Quỳ Châu (Ảnh: Nguyễn Duy)

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, trong 2 năm qua có 91 vụ bạo lực học đường. Điện hình là vụ 2 học sinh nữ trường DTNT Quỳ Châu đánh bạn nữ cùng khối; học sinh nữ tại trường DTNT huyện Con Cuông đánh nhau vì những xích mích; học sinh lớp 9 đánh chết bạn ở trường THCS Đông Sơn, Đô Lương năm 2008…

Những vụ đánh nhau đó không chỉ gây sự bất bình trong dư luận mà nó còn làm cho nền giáo dục Việt Nam bị hoen ố. Chính vì vậy, hơn lúcnào hết, gia đình cần quan tâm đến con cái nhiều hơn; nhà trường cần chú ý rèn luyện đạo đức, kĩ năng sống bằng nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực.

Những ngày vừa qua, dư luận đang lên án gay gắt việc nữ sinh bị đánh hội đồng ở thành phố Vinh ngay trong dịp đầu năm học mới này.Sau vụ clip nữ sinh hành hung bạn bị tung lên mạng, rất nhìều ý kiến cho rằng, cần phải tăng cường dạy học sinh kỹ năng sống, bởi nó sẽ giúp cho các em biết đìều chỉnh bản thân và ứng xử đúng mực.
 
2 năm với hơn 90 vụ bạo lực học đường - 2
Chuyện nữ sinh Vi Thị Hồng Thắm (học sinh lớp 8, Trường THCS Hạnh Thiết, thị trấn Quỳ châu) bị nhóm bạn đánh đập tàn nhẫn, dùng điện thoại quay video.... làm dư luận bức xúc vào đầu năm 2010 (Ảnh: Nguyễn Duy).
 
Clip nữ sinh TP.Vinh bị đánh hội đồng giữa ban ngày đã làm xôn xao dư luận không chỉ ở trong tỉnh mà cả nước. Ngay sau đó, Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn khẩn gửi tới Hiệu trưởng trường THPT Hà Huy Tập, Nguyễn Trường Tộ, dân lập Hữu Nghị để yêu cầu xác minh lại sự việc và cùng phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh.

Sở giáo dục đạo tạo cũng đã có công văn yêu cầu xử lý nghiêm hành vi trên. Tiếp đó, Sở GD - ĐT cũng đã có công văn gửi Công an TP.Vinh đề nghị giúp đỡ điều tra làm rõ nội dung trong đoạn clíp được tung lên mạng làm dư luận hết sứ phẫn nộ và bất bình trước thực tế bạo lực học đường. Đến nay, sự việc đã được kết luận.

Chuyện học sinh đánh, chửi nhau, cư xử thiếu văn hóa không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Thế nhưng, việc nữ sinh đánh hội đồng xuất hiện ngày càng nhiều đang thật sự tạo nên nỗi lo trong các bậc phụ huynh. Đó là nhà trường - nơi phụ huynh tin tưởng tuyệt đối để gửi gắm con mình đã không còn an toàn nữa. Mọi người mới bắt đầu đi tìm nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường.

Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng bạo lực học đường là do học sinh bị ảnh hưởng sự phức tạp từ xã hội, những trò chơi game bạo lực ở interet, phim ảnh,… gây tò mò và ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh. Hơn nữa, sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường và thầy cô, áp lực về học tập hoặc chậm xử lý, hoặc xử lý kiểu nội bộ khi có các thông tin về những vụ học sinh đánh nhau, vi phạm pháp luật dẫn đến mức độ răn đe trong các trường học không cao.

Điều đáng nói ở đây, một số trường học vẫn chưa chú trọng đến rèn luyện nhân cách cho học sinh. Được biết, những năm qua,Sở Giáo dục đào tạo từng có văn bản hướng dẫn về nội dung công tác phòng chống tội phạm, ma túy, bạo lực học đường. Ngoài ra, mỗi trường học cũng đã thành lập ban phổ biến pháp luật, hoặc đội an ninh trường học để giữ an ninh trong trường và xử lí kịp thời các vụ đánh nhau trong học đường...
2 năm với hơn 90 vụ bạo lực học đường - 3
Bản báo cáo sự việc của trường THCS Hạnh Thiết (thị trấn Quỳ Châu) về việc nữ sinh Thắm bị nhóm bạn đánh vào ngày đầu tháng 3/2010 (Ảnh: Nguyễn Duy) 

Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện chưa cao; chỉ mới xử lý được ở trong phạm vi nhà trường, còn bên ngoài trường học thì chưa được đề cập tới. Từ vụ nữ sinh đánh hội đồng vừa qua, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An sẽ chỉ đạo một cách quyết liệt đến các trường học không để xảy ra bạo lựchọc đường. Bên cạnh đó,Sở sẽ có các giải pháp trong tăng cường việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.

Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó chánh văn phòng, Sở giáo dục đào tạo Nghệ An cho biết thêm: Sở GD&ĐTđã ban hành các văn bản, kiểm tra công tác an ninh trường học, yên cầu các trường học tăng cường công tác an ninh, cần phân định đối tượng học sinh để có cách giáo dục hiệu quả hơn và thiết lập đường dây nóng để học sinh phản ánh kịp thời…

Cần có sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và các địa phương để theo dõi và giáo giục các đối tượng đã vi phạm. Đồng thời, cần đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ nhà trường - gia đình và xã hội bằng việc phối kết hợp chặt chẽ… Có như vậy mới hạn chế được tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng như hiện nay.
 

Ngày 23/9/2010, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An nhận được Báo cáo của Trường THPT Hữu Nghị báo cáo kết quả phiên họp Hội đồng kỷ luật và xin ý kiến chuẩn y của Sở Giáo dục và Đào tạo về hình thức xử lý kỷ luật đối với học sinh Nguyễn Thị Hương Trà, lớp 12B, Trường THPT Hữu Nghị, đã tham gia nhóm đánh em Nguyễn Thị Hà Như, học sinh Trường THPT Hà Huy Tập vào ngày 8/9/2010.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã quyết định: Chuẩn y hình thức kỷ luật đuổi học 1 năm đối với học sinh Nguyễn Thị Hương Trà; Trường THPT Hữu Nghị, hoàn chỉnh hồ sơ đúng theo quy định về việc xử lý kỷ luật đối với học sinh Nguyễn Thị Hương Trà.

 
Thanh Hà